1. Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam
Chuyển đổi số ở Việt Nam đang là vấn đề cấp thiết được Chính Phủ, nhà nước quan tâm. Quá trình này bao trùm lên mọi lĩnh vực đời sống, được chỉ đạo thực hiện đồng bộ trên khắp các tỉnh thành. Chuyển đổi số tuy là con đường gian nan vất vả nhưng vẫn được nhà nước ưu tiên hàng đầu bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Mặc dù sẽ mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc nhưng kết quả thu lại được vô cùng lớn lao và tầm vóc hơn rất nhiều. Chuyển đổi số không chỉ tiết kiệm chi phí, tăng năng suất mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra giá trị mới mà các giá trị truyền thống vốn có không mang lại được.
2. Xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam trong năm 2023
Chuyển đổi số hiện nay chính là xu hướng phát triển chung của thế giới. Khi cả thế giới đang thực hiện việc thay đổi thì Việt Nam cũng không thể tách mình ra khỏi hướng đi chung của các quốc gia khác. Thời đại phát triển công nghệ, mọi điều đều được thực hiện theo cải cách 4.0 thì cách thức vận hành cũng nên tiến bộ để đuổi kịp thời đại.
2.1 Internet vạn vật
Internet vạn vật là xu hướng chuyển đổi số có bước phát triển mạnh mẽ và sẽ mang lại sự bùng nổ trong tương lai gần. Internet vạn vật là sự kết hợp của nhiều thiết bị được kết nối thông qua cảm biến, phần mềm công nghệ, cho phép các thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau. Một khi đồ vật được kết nối với internet, nó sẽ trở nên thông minh hơn nhờ khả năng gửi và nhận thông tin, tự động hoạt động dựa vào các thông tin đó.
2.2 Công nghệ 5G
Công nghệ 5G hay thông tin di động thế hệ thứ 5 đang là xu hướng công nghệ phổ biến nhất trong thời gian gần đây. Kỷ nguyên Internet kết nối vạn vật, công nghệ 5G giúp kết nối hàng tỷ thiết bị trên thế giới với nhau. Mọi dữ liệu được lưu trữ trên hạ tầng điện toán đám mây, giảm chi phí sử dụng và hỗ trợ chuyển đổi số một cách nhanh chóng. Kỳ vọng những tính năng vượt trội của 5G sẽ thúc đẩy giúp quá trình chuyển đổi số phát triển nhanh chóng, tiến tới hình thành các mô hình chính phủ số, kinh tế số.
2.3 Trí tuệ nhân tạo AI và Machine Learning
Trí tuệ nhân tạo Al hay Machine Learning cho biết máy móc, đặt biệt hệ thống máy tính có thể mô phỏng lại quá trình hoạt động trí tuệ của con người. AI và Machine Learning mang lại rất nhiều lợi ích như: giúp doanh nghiệp thực hiện nhiều nhiệm vụ phức tạp; tiết kiệm thời gian mà đạt hiệu suất làm việc cao, tránh phải những lỗi sai sót; sẵn sàng phục vụ 24/7 mà không bị gián đoạn; thu thập và phân tích thông tích nhằm mang đến trải nghiệm khách hàng chất lượng và hiệu quả nhất.
2.4 Tự động hóa
Tự động hóa là một trong những xu hướng không thể thiếu của chuyển đổi số năm 2023. Tự động hóa là việc ứng dụng công nghệ vào các quy trình để cho chúng tự vận hành. Tự động hóa các quy trình hoạt động trong doanh nghiệp với sự trợ giúp của công nghệ sẽ giúp cải thiện năng suất và hiệu quả kinh doanh. Các doanh nghiệp cần phải áp dụng triệt để các công nghệ tự động hóa, khai thác quy trình cùng học máy, ứng dụng cả các công nghệ mới nổi khác để tăng mức độ tự động hóa trong mô hình doanh nghiệp.
2.5 Nền tảng dữ liệu khách hàng
Nền tảng dữ liệu khách hàng được xem như một phần mềm đóng gói, kết hợp dữ liệu từ nhiều công cụ khác nhau để tạo ra một cơ sở dữ liệu khách hàng tập trung duy nhất. Ngoài việc cung cấp cho các doanh nghiệp một cái nhìn đầy đủ và tổng quan nhất về khách hàng của họ. Nền tảng dữ liệu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu khách hàng một cách có tổ chức hơn, phân tích trải nghiệm khách hàng chi tiết hơn, đảm bảo được quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu khách hàng tuyệt đối.
2.6 Điện toán đám mây
Điện toán đám mây chắc hẳn không còn là khái niệm xa lạ với nhiều doanh nghiệp trong thời kỳ cách mạng 4.0 này. Đây là mô hình hiện đại, cho phép doanh nghiệp của bạn quản lý, lưu trữ, khôi phục dữ liệu khi gặp sự cố. Ngoài ra, công nghệ điện toán đám mây này còn cho phép người dùng phân tích và khai thác thông tin dựa trên nền tảng Internet. Từ đó, phát triển giúp xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp trên điện toán đám mây ngày càng mở rộng và trở nên sôi nổi hơn.
2.7 Chú trọng về bảo vệ dữ liệu và tăng cường an ninh mạng
Hiện nay, đặc biệt sau đại dịch COVID-19, con người đã dần quen với xu hướng làm việc từ xa hay làm việc kết hợp. Điều này mang đến nhiều thuận lợi nhất định cho doanh nghiệp trong việc vận hành, tuy nhiên cũng khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ bị rò rỉ thông tin ra bên ngoài.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp cũng đang dần quan tâm đến các giải pháp công nghệ nhằm đảm bảo an ninh thông tin. Khi ứng dụng chuyển đổi số vào toàn bộ quy trình vận hành, doanh nghiệp sẽ cần sử dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo để tránh trường hợp bị lộ thông tin và phòng ngừa rủi ro an ninh mạng xảy ra.
Hai công nghệ trên được sử dụng nhiều nhất trong công cuộc phòng chống và ngăn chặn rủi ro an ninh mạng bởi dung lượng cao, tốc độ xử lý nhanh, sai số thấp. Đảm bảo hỗ trợ được cho doanh nghiệp có số lượng dữ liệu lớn và cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu hụt nhân lực trong công tác chuyển đổi số.
2.8 Blockchain, NFT và Metaverse
Metaverse được dự đoán sẽ bùng nổ mạnh mẽ và là định hướng trong thập kỷ tới. Metaverse ( vũ trụ ảo ) sẽ tạo cho con người môi trường làm việc, hội họp hấp dẫn hơn, nơi có thể trò chuyện, động não cùng nhau để đưa ra những ý tưởng sáng tạo nhất. Năm 2023. Metaverse sẽ được đưa nhiều vào đào tạo và giới thiệu sản phẩm.
Blockchain và NFT cũng được dự báo phát triển đáng kể khi các công ty tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ phi tập trung hơn. Các tổ chức, doanh nghiệp đang hầu hết đã chuyển sang lưu trữ dữ liệu trên nền tảng đám mây, nhưng nếu sử dụng công nghệ Blockchain để phân quyền lưu trữ dữ liệu mã hóa dữ liệu thì thông tin doanh nghiệp sẽ được bảo mật an toàn hơn. Ngoài ra, mã thông báo không thể thay thế (NFT) cũng sẽ trở nên hữu dụng và thiết thực hơn trong năm 2023, là chìa khóa người dùng lựa chọn sử dụng tương tác với nhiều sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số dễ dàng hơn.
2.9 Dân chủ hóa dữ liệu
Dữ liệu ngày càng quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định. Dân chủ hóa dữ liệu là việc phân quyền dữ liệu cho các quản trị viên, người có vai trò quyết định trong doanh nghiệp. Dân chủ hóa dữ liệu cho phép các doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả hơn bằng cách cấp cho mọi nhân viên quyền truy cập vào dữ liệu. Chia sẻ dữ liệu giữa các phòng ban, cùng trao đổi, thảo luận để cải thiện chất lượng và có hướng phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp.
Dân chủ hóa dữ liệu không chỉ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp mà còn mang lại nhiều lợi ích rộng lớn khác. Mục tiêu của dân chủ hóa dữ liệu là cho phép người dùng thu thập và phân tích dữ liệu mà không cần đến sự trợ giúp từ bên ngoài. Điều này được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội mới và thay đổi cách thức đưa ra quyết định của các doanh nghiệp trong tương lai.
2.10 Giải pháp không tiếp xúc và thanh toán kỹ thuật số
Phương thức thanh toán không tiếp xúc ngày càng trở nên phổ biến và chiếm tỷ trọng cao ở hầu hết các lĩnh vực. Thanh toán không tiếp xúc, thanh toán kỹ thuật số an toàn và hiện đại dần trở thành bắt buộc trong hành trình chinh phục khách hàng, là thước đo quan trọng quyết định đến trải nghiệm khách hàng.
Thanh toán không tiếp xúc sử dụng công nghệ không dây tầm ngắn để thực hiện các giao dịch thanh toán trong phạm vi gần. Ưu điểm của hình thức thanh toán không tiếp xúc này là giúp tăng tốc các giao dịch, tiết kiệm thời gian khi khách hàng lược bỏ được một số thao tác so với thanh toán thông thường.
2.11 Mô hình làm việc kết hợp – Hybrid work
Với mô hình Hybrid Working, nhân viên có thể chủ động lựa chọn làm việc tại bất cứ nơi đâu và chỉ lên văn phòng khi cần thiết. Cách vận hành mô hình làm việc kết hợp này giúp nhân viên có thể lựa chọn khung giờ làm việc hiệu suất tốt nhất với bản thân. Không chỉ mang lại sự tiện lợi cho nhân viên, mô hình làm việc kết hợp cũng mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, giúp giảm tới 30% chi phí vận hành. Không chỉ vậy, khi không bị giới hạn làm việc tại văn phòng, công ty có thể mở rộng nguồn lực của mình và tuyển dụng nhân tài từ khắp nơi trên thế giới, gia tăng tính cạnh tranh khi gia nhập thị trường quốc tế.
2.12 Công nghệ đám mây
Công nghệ đám mây cung cấp tài nguyên, công nghệ máy tính liên kết với mạng Internet. Mô hình điện toán đám mây sẽ giúp người dùng tiếp cận nguồn tài nguyên phong phú từ công nghệ, năng lượng điện toán, lưu trữ cơ sở dữ liệu đến từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác nhau .
2.13 Đám mây phân tán
Đám mây phân tán là một xu hướng chuyển đổi số mới và phát triển hơn nữa khi ngày càng nhiều tổ chức, doanh nghiệp chuyển sang sử dụng dịch vụ đám mây. Doanh nghiệp có thể kết nối dữ liệu và ứng dụng trên nhiều địa điểm nhờ vào sức mạnh đám mây phân tán cung cấp, cho phép đổi mới nhanh, khả năng phục hồi tốt và hiệu quả hơn.
Đám mây phân tán có thể chạy cơ sở hạ tầng đám mây công cộng ở nhiều vị trí khác nhau. Không chỉ trên cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp đám mây mà ngay cả trong trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp đám mây khác, quản lý mọi thứ từ một mặt phẳng điều khiển duy nhất.
Đám mây phân tán được xem là thế hệ tiếp theo của điện toán đám mây. Các tổ chức, doanh nghiệp sẽ có thể tận dụng lợi thế cả về tính linh hoạt và khả năng mở rộng của đám mây công cộng với sự bảo mật và kiểm soát của đám mây nội bộ.
2.14 Đám mây thực tế tăng cường (AR Cloud)
AR Cloud là công nghệ cho phép phân phối nội dung kỹ thuật lấy người dùng làm trung tâm, AR Cloud tăng cường qua các đối tượng vật lý trên thiết bị thông minh như: điện thoại, tai nghe hoặc màn hình gắn trên đầu.
AR Cloud sẽ dễ dàng trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình chuyển đổi số trong tương lai bên cạnh những khía cạnh trên. AR Cloud đề cập đến công nghệ tăng cường kỹ thuật số cho môi trường thế giới thực. Trò chơi Pokemon Go là một ví dụ tuyệt vời về thực tế tăng cường.
AR Cloud giúp cải thiện giao tiếp và kết nối trên toàn bộ hệ sinh thái của các tổ chức, doanh nghiệp. Xóa mờ ranh giới giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số, các tổ chức, doanh nghiệp có thể tạo ra trải nghiệm mới cho khách hàng mới kết nối với nhân viên của mình với nhau theo những cách sáng tạo nhất. Do đó, AR Cloud hứa hẹn nhiều sẽ mang lại nhiều đột phá và trở nên phổ biến trong chuyển đổi số.
2.15 Kiến trúc đa đám mây – Multi Cloud
Multi-Cloud cho phép khách hàng sử dụng dịch vụ đám mây từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Multi-Cloud là một giải pháp điện toán đám mây có thể di động trên nhiều cơ sở hạ tầng đám mây của nhiều nhà cung cấp. Chiến lược Multicloud mang lại cho các doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn hơn, nhờ đó họ có thể tăng khả năng đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật số mà không bị giới hạn vào một dịch vụ duy nhất hoặc phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ để đầu tư.
3. Hành trình chuyển đổi số ở Việt Nam
Chuyển đổi số là vấn đề cấp thiết và liên tục được nhắc đến trong thời gian gần đây. Con đường chuyển đổi số ở Việt Nam đã dần được định hình từ vào năm trước, bắt đầu từ tầm nhìn của doanh nghiệp, chủ trương của Chính Phủ, trải nghiệm của người dân và đang bước vào giai đoạn tăng tốc. Trải qua từ giai đoạn thử nghiệm, ứng dụng vào thực tế và tháo gỡ khó khăn, chuyển đổi số ở Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng.
Sau giai đoạn khởi động, chuyển đổi số dần len lỏi vào mọi ngóc ngách đời sống, giải quyết những nỗi đau của xã hội, đặc biệt sau đại dịch covid hoành hành. Không dừng lại ở những gì đạt được, Chính Phủ nhấn mạnh chuyển đổi số là một hành trình dài. Để thực hiện chuyển đổi số quốc gia một cách hiệu quả, đòi hỏi phải có chiến lược bài bản, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tạo sự thay đổi phương thức quản lý, vận hành, quản trị xã hội. Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực của chuyển đổi số.
4. Kết
Trên đây, VTC Netviet gửi đến bạn đọc 15 xu hướng chuyển đổi số ở Việt Nam trong năm 2023. Cùng theo dõi thông tin tại: https://vtcnetviet.com/ để biết đến nhiều kiến thức hay và sự chuyển mình mạnh mẽ của chuyển đổi tại Việt Nam và trên thế giới trong thời gian sắp tới. Nguồn: VTC Netviet