Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng như chúng ta mong đợi. Trong số chúng ta, ai cũng mong muốn có một gia đình hạnh phúc, mọi người luôn luôn được khoẻ mạnh và thành công trong cuộc sống. Nhưng không phải ai cũng có được may mắn đó. Có thể một lúc nào đó những điều không may xẩy ra đối với chính bản thân chúng ta hay đối với người thân của chúng ta. Lúc đó mọi gánh nặng về tài chính và tinh thần sẽ dồn hết lên đôi vai chúng ta hay những người mà chúng ta yêu thương. Chắc rằng không ai mong muốn điều đó xảy ra nhưng thực tế thì hàng ngày tai nạn vẫn thường xuyên xẩy ra, bệnh viện luôn luôn chật cứng người. Có ai đảm bảo được rằng người thân của mình luôn luôn được an toàn? hay chính bản thân mình cũng vậy? Có thể lúc bình an, chúng ta không để ý và không nghĩ đến một phương án bảo vệ nào đó. Nhưng khi rủi ro xẩy ra, chúng ta mới biết quý trọng bản thân mình và quý giá những sự hỗ trợ về mặt tài chính cũng như tinh thần từ bên ngoài. Vậy những sự hỗ trợ về mặt tài chính cũng như tinh thần từ bên ngoài là gì? Đó chính là bảo hiểm.
Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân.
.Lợi ích của người tham gia BHYT:
Bảo hiểm y tế mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, nhất là các gia đình có mức thu nhập thấp khi ốm đau.
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân không vì mục đích lợi nhuận, do nhà nước tổ chức thực hiện và toàn dân tham gia, để bảo vệ sức khỏe cho mỗi người khi ốm đau, tai nạn, nhằm đản bảo an sinh xã hội.
Bảo hiểm y tế chi trả phần lớn chi phí khám bệnh, xét nghiệm, thuốc men và chăm sóc cho người có thẻ khi khám bệnh, chữa bệnh theo đúng nơi đăng ký ghi trên thẻ. Đóng tiền mua bảo hiểm y tế là cách đóng góp khi lành, để dành khi ốm.
Tham gia BHYT không chỉ được hỗ về chi phí khám chữa bệnh mà ngay từ khi mua thẻ người dân đã được hỗ trợ kinh phí để mua thẻ bảo hiểm. Cùng với việc cấp BHYT cho người nghèo, cho đối tượng người có công, đối tượng BTXH thì việc hỗ trợ BHYT cho người dân là một chính sách xã hội quan trọng, thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta nhằm mục đích hỗ trợ cho toàn dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe kỹ thuật cao, phát hiện bệnh tật kịp thời, tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh, nhất là giá các dịch vụ y tế được điều chỉnh theo hướng tăng cao như hiện nay.
Đối với BHYT tự nguyện:
- Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế. Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình từ ngày 01/07/2024 cụ thể cho các thành viên như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở hiện hành với mức đóng tương ứng là 1.263.600 đồng /năm); Người thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm trở đi đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50%, 40% mức đóng của người thứ nhất.
- Lựa chọn phương thức đóng: Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng.
Tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, bạn sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
- Được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng.
- Được cấp thẻ bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe.
- Được lựa chọn và thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu của mỗi quý.
- Được chi trả chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng: 80-100% chi phí khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến; 100% chi phí khám chữa bệnh ngoại trú bệnh viện tuyến huyện và khám chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến huyện, tỉnh; 40% chi phí khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương.
Đối với BHYT hộ nông nghiệp có mức sống trung bình: Được ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% mức đóng.
Khi đi khám, chữa bệnh BHYT, người tham gia xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh hoặc hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số hoặc căn cước công dân gắn chíp.
Hãy tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.